
Tùy theo loại và cấu trúc tóc, loại da dầu, thời tiết và khí hậu sẽ có tần suất gội đầu khác nhau. Gội dầu giúp làm sạch tóc và da đầu, giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Vì thế cần làm sạch tóc và da đầu kỹ để tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra.
Nên chải sơ tóc với lược răng thưa giúp gỡ rối cho tóc, tóc suôn giúp hạn chế lượng tóc đứt gãy trong quá trình gội, và cả sau khi gội xong nữa.
Không nên chải tóc khi tóc còn đang ướt, bạn chỉ nên dùng lược sau khi đã làm khô tóc hơn 70%. Bởi lẽ tóc rất yếu, chân tóc đang “mở”, vì vậy khi bạn chải đầu ngay sau khi gội xong sẽ là tác nhân gây rụng tóc nhiều nhất.
Đa số lời khuyên cho tóc đều nghiêng về dùng nước lạnh. Lí do: nước lạnh có nhiều tác dụng hơn khi chúng mang lại sự thoải mái, sảng khoái, tóc mềm mượt, thân tóc bóng khỏe. Tuy thế, những lúc trời lạnh, hay khi bị đau đầu, gội đầu bằng nước hơi ấm lại mang đến tác dụng thư giãn rất nhiều. Tùy vào trường hợp cụ thể, tình trạng tóc mà lựa chọn nước nóng hoặc nước lạnh cho mái tóc. Thực tế, da dầu nhờn phù hợp gội đầu với nước ấm nóng. Da đầu khô, gàu, hoặc yếu phù hợp với nước lạnh. Việc sử dụng nước ấm để gội, các bạn không nên dùng thường xuyên vì nước ấm sẽ lấy đi lượng dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô và xơ hơn. Trường hợp dùng nước ấm, độ ấm của nước nên ở khoảng 30- 40 độ sẽ thích hợp cho tóc.
Bạn nên hòa dầu gội với một ít nước để pha loãng trước khi cho lên tóc. Phần dầu gội được hòa tan dễ dàng tạo bọt, luồn lách vào chân tóc trên da đầu. Để dầu gội trực tiếp, lượng dầu phân bố không đều, chỗ ít, chỗ nhiều buộc bạn thêm dầu gội, nếu xả không sạch, da đầu sẽ dễ ngứa do lượng dưỡng ẩm bám vào chân tóc quá nhiều. Có thể gội hai lần, nếu cần thiết, bởi vì lần gội thứ hai chính là bước làm sạch lại tóc khi các biểu bì, da chết bị bong ra ở lần gội đầu tiên.
Không nên làm như thế, vì phần dầu ở da đầu sẽ bị lấy đi nhiều, vô tình khiến chúng mất đi dưỡng chất, khiến chân tóc yếu, tóc dễ khô và xơ. Bạn chỉ cần gội, matxa chân tóc, khi xả với nước, phần dầu gội loãng ra sẽ xuống thân tóc. Chúng vẫn cung cấp đủ độ dưỡng đủ để không làm khô ngọn tóc đồng thời vẫn làm sạch thân tóc của bạn.
Dùng dầu xả hoặc serum dưỡng sau khi gội để mái tóc suôn mượt là bước cần thiết trong việc chăm sóc tóc, nhất là đối với các bạn có mái tóc dài, càng nên sử dụng dầu xả. Quy tắc gội chân – xả ngọn sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho mái tóc. Không nên dùng dầu xả từ chân tóc đến ngọn tóc chỉ khiến tóc nhanh bết lại thôi chứ không bóng mượt. Vì tóc chủ yếu bị xơ khô ở phần ngọn tóc. Chân tóc là phần tóc mới ra và được nuôi dưỡng nhiều hơn các phần tóc còn lại. Do đó, phần dầu xả chỉ dùng ở phần thân tóc và ngọn tóc để hạn chế việc đọng lại dầu thừa. Bạn nên thoa dầu theo tỷ lệ 2/3 chiều dài mái tóc là thích hợp nhất.
Trong móng tay có rất nhiều vi khuẩn, một khi da đầu mỏng manh bị cào rách, sẽ dễ gây nhiễm trùng. Khi xoa dầu gội đầu phải dùng đầu ngón tay (bề mặt ngón tay) nhẹ nhàng massage da đầu, vừa làm sạch vừa lưu thông khí huyết.
Sau khi gội đầu, đây là thời điểm tóc bạn yếu nhất. Khi lau tóc bạn nên lấy khăn thấm nước nhẹ nhàng, bóp nhẹ nhàng từ chân tóc, thân tóc. Đừng chà xát mạnh thân tóc vào khăn, nó chỉ khiến tóc bạn dễ bị rối, gãy nhiều hơn. Để tóc khô tự nhiên với gió, hoặc quạt nhẹ là tốt nhất. Nếu bạn cần làm khô nhanh, trước khi sử dụng máy sấy hãy dùng một lớp dưỡng chống nhiệt cho tóc. Tương tự, khi cần tạo kiểu, nhất định phải có lớp dưỡng chống nhiệt để bảo vệ tóc, vừa giúp cho việc tạo kiểu dễ dàng hơn.
Khi mái tóc không hợp dầu gội, điển hình da đầu bị gàu nhiều, bạn nên đổi sang sản phẩm khác. Nhưng khi tóc đã mướt, khỏe và ít gãy rụng với một loại dầu gội nào đó, bạn nên duy trì. Đừng sử dụng quá nhiều loại để không bị kích ứng lên da đầu. Ngoài ra, bạn có thể dùng xen kẽ các nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, dầu oliu, hương nhu, sả, vỏ bưởi để gội đầu xen kẽ, sẽ rất tốt cho tóc đấy.